Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu tại báo cáo về những nội dung sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội. Gần 90% người được hỏi hài lòng với nhân viên y tế

2017-06-17

10% còn lại không có cơ hội trả lời o:0

Kết quả đo lường sự hài lòng của người bệnh tại 22 bệnh viện về việc triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” năm 2016 cho thấy, có gần 90% số người được hỏi hài lòng về phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Nhận biết cây ngô đồng gây ngộ độc

Có 2 loại ngô đồng là ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ. Hai cây này thuộc 2 họ hoàn toàn khác nhau.

Cây ngô đồng cảnh

Cây ngô đồng cảnh

Cây ngô đồng cảnh được trồng nhiều tại Việt Nam, Trung Quốc

Cây ngô đồng cảnh có củ có tên học là Jatropha podagrica Hook.f thuộc họ cây thầu dầu Euphorbiaceae. Loài cây này có gốc phình to, xi xù, khá mập. Phần lá có cuống đính gần gốc, màu xanh, nhãn. Thông thường, lá của cây này được chia thành từ 3 - 5 thùy to và những phiến như hợp kim. Đây là loại cây được sử dụng làm cây cảnh trong nhà.

Đặc trưng của loại ngô đồng cảnh là mỗi cây có một cụm hoa màu đỏ mọc trên ngọn. Mỗi bông có 5 cánh, sau này hình thành nên dạng quả nang. Loại quả này thường nổ tung khi được di chuyển đến một vùng đất mới thông qua các loài động vật như chim, dơi, ong... Tại Việt Nam, loài cây này được trông phổ biến từ đồng bằng cho đến miền núi.

Cây ngô đồng thân gỗ


Cây ngô đồng thân gỗ thường mọc hoang trên rừng núi nơi có khí hậu ẩm, nhiều nước

Cây ngô đồng thân gỗ thường mọc hoang trên rừng núi nơi có khí hậu ẩm, nhiều nước

Cây ngô đồng thân gỗ có tên khoa học là Firmiana simplex thuộc họ Trôm Sterculiaceae. Tại Việt Nam, loài cây này được gọi là cây bo rừng hoặc cây trôm đơn. Mỗi cây ngô đồng thân gỗ có thể cao đến 7m. Cây thường mọc hoang trong rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới hoặc trên đất của đá vôi. Đến mùa vụ, người ra thường thu hoạch hạt và lá, hạt.

Ngô đồng thân gỗ có lá thường xẻ thành thùy chân vịt, có từ 3 - 5 thùy 3 cạnh, cuống lá dài đến 30 cm. Loài ngô đồng này có hoa nhỏ màu vàng, quả gồm 5 đại, mỏng, dài, có 2 hạt hình trứng dài 8m, rộng 6mm. Loài ngô đồng thân gỗ được tìm thế tại Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia. Ở Việt Nam, ngô đồng thân gỗ được tìm thấy ở cả miền Bắc và miền Nam.

Ngô đồng thân gỗ là loài cây ngắn ngày ưa sống ở những nơi ấm áp. Loài cây này cực kỳ cần nước trong thời gian trổ bông và tạo hạt. Đồng thời chúng cũng cần ánh sáng để đảm bảo năng suất. Ngô đồng thân gỗ thích sống ở môi trường đất pha cát, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. Trong điều kiện môi trường không ổn định loài cây này có thể bị suy dinh dưỡng dẫ đến cây bị lìn, lá dài nhiều gân và thậm chí có thể bị chết.

Vỏ và hạt cây ngô đồng thân gỗ này thường được dùng để làm đen tóc, chữa rụng tóc, bệnh ngoài da, lở loét miệng.

Làm gì khi bị ngộ độc ngô đồng ?


Độc tố chính có trong cây ngô đồng là chất curcin

Trong y học cổ truyền, cây ngô đồng cảnh có tác dụng chữa một số bệnh.

Vỏ cây ngô đồng được dùng làm thuốc tẩy, trị chứng nôn ói hoặc táo bón, giúp lợi sữa; lá có tác dụng chữa ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dầm nát thân và cuống lá ngô đồng rồi chế nước sôi uống để trị ho ra máu hoặc dùng đặt rịt cuống lá giã nát để chữa sa tử cung.

Theo Đông y, cây ngô đồng có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm và có nguy cơ mưng mủ nên được dùng với người bị viêm tuyến mang tai, viêm hạch, viêm cơ, mọc nhọt độc.

Mặc dù thân, lá và nhựa là bài thuốc quý song quả và hạt cây ngô đồng lại chứa chất curcin rất độc, có thể gây bệnh ở gan và hệ tiêu hóa. Nếu trẻ nhỏ không may ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở họng. Trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa.

Nếu nghi ngờ hoặc biết chắc chắn trẻ ăn phải những cây độc kể trên cần lập tức dùng mọi biện pháp làm trẻ nôn ra, càng nôn được nhiều càng tốt.

Trong khi nôn cần để đầu nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch, đàm nhớt. Cho trẻ uống một cốc nước ấm (có thể pha muối) rồi tiếp tục để trẻ nôn.

Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, hãy đưa trẻ bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, gia đình nên đem theo cây ngô đồng để bác sĩ xác định đó có phải là cây ngô đồng hay không.

Theo các chuyên gia, hầu hết các độc chất trong hoa đều không có thuốc giải, thuốc đặc trị nên chỉ điều trị theo triệu chứng. Nếu ngộ độc cây ngô đồng, cần xét nghiệm máu, đường huyết, chức năng gan…

Người bệnh thường được điều trị triệu chứng, rửa dạ dày, uống than hoạt tính, truyền dịch để bù lượng nước bị mất do nôn, tiêu chảy, rối loạn điện giải.

Theo  báo Nông nghiệp

Popular Posts